Xưng hiệu Đài_Loan

Đài Loan
(trên) "Đài Loan" trong cách viết Phồn thểKyūjitai.
(dưới) "Đài Loan" trong cách viết Giản thểKanji.
Tên tiếng Trung
Phồn thể臺灣 hoặc 台灣
Giản thể台湾
Phiên âm
Quan thoại
- Bính âm Hán ngữTáiwān
- Bính âm thông dụngTáiwan
- Wade–GilesTʻai²-wan¹
- Bản đồ bưu chínhTaiwan
- Latinh hóa YaleTáiwān
- MPS2Táiwān
- Chú âm phù hiệuㄊㄞˊ   ㄨㄢ
- Tiếng Đông CanТэван
Tiếng Mân
- Bạch thoại tự
tiếng Mân Tuyền Chương
Tâi-oân
- Đài LaTâi-uân
- Bình thoại tự tiếng Mân ĐôngDài-uăng
Tiếng Ngô
- Bính âmThe平-uae平
[d̥e uɛ]
Tiếng Tương
- Bính âmdwɛ13 ua44
Tiếng Quảng Đông
- Việt bínhToi4waan1
- La tinh hóa YaleTòihwāan
Tên tiếng Nhật
Kanji台湾
Kanaたいわん
Kyūjitai臺灣
Phiên âm
- Latinh hóaTaiwan

Có nhiều thuyết về nguồn gốc tên gọi nước"Đài Loan", trong văn thư từ thời Minh trở đi, Đài Loan cũng được ghi là "Đại Viên" 大員, Đài Viên 臺員, hay Kê Lung Sơn 雞籠山, Kê Lung 雞籠, Bắc Cảng 北港, Đông Phiên 東蕃[39] "Đại Viên" bắt nguồn từ "Taian" hoặc "Tayan", dùng để gọi người ngoại lai trong ngôn ngữ của người Siraya tại Nam Đài Loan[39]; người Hà Lan trong thời kỳ thống trị Đài Loan gọi đảo là "Taioan", dịch âm (Mân Nam) sang chữ Hán là Đại Viên 大員, Đại Uyển 大苑, Đài Viên 臺員, Đại Loan 大灣 hoặc Đài Oa Loan 臺窩灣, danh xưng này nguyên bản là chỉ phụ cận khu vực An Bình, Đài Nam hiện nay[40]. Thời kỳ Minh Trịnh, danh xưng "Đại Viên" 大員 bị loại bỏ, gọi toàn đảo là "Đông Đô" 東都, "Đông Ninh" 東寧[41]. Sau khi đảo thuộc nhà Thanh, triều đình đặt phủ Đài Loan, "Đài Loan" trở thành danh xưng cho toàn đảo[42].

Năm 1554, có tàu của Bồ Đào Nha đi qua vùng biển Đài Loan, thủy thủ nhìn từ xa thấy Đài Loan rất đẹp nên hô "Ilha Formosa!", ý là hòn đảo xinh đẹp[43]. Trước thập niên 1950, các quốc gia châu Âu chủ yếu gọi Đài Loan là "Formosa"[44].

Năm 1905, khi Tôn Trung Sơn triệu tập hội nghị trù bị Trung Quốc Đồng minh hội tại Nhật Bản, trong "Trung Quốc Đồng minh hội minh thư" đề xuất cương lĩnh "xua đuổi Thát Lỗ, khôi phục Trung Hoa, sáng lập dân quốc, bình đẳng về ruộng đất", đặt tên cho chế độ cộng hòa chưa được thành lập tại Trung Quốc là "Trung Hoa Dân Quốc"[45]. Ông nhận thấy dù các chế độ cộng hòa đại đa số thi hành chế độ dân chủ đại nghị, song để xác lập nguyên tắc phát triển chủ quyền quốc gia thuộc toàn thể quốc dân, và hướng tới tiến hành dân quyền trực tiếp như Thụy SĩHoa Kỳ đang thực thi, nên mới chọn quốc hiệu là "Trung Hoa Dân Quốc"[46].

Sau khi chính phủ rời sang đảo Đài Loan vào năm 1949, từ thập niên 1950 đến thập niên 1960 được cộng đồng quốc tế gọi là "Trung Hoa quốc gia", "Trung Hoa tự do" hay "Trung Hoa dân chủ"[47], phân biệt với "Trung Hoa đỏ", "Trung Hoa cộng sản" tức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa[48]. Sau khi quyền đại biểu cho Trung Quốc chuyển cho Đại lục theo Nghị quyết 2758 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1971[49], "Trung Quốc" trở thành xưng hô của cộng đồng quốc tế với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa[47]. Tại Đài Loan, trong thập niên 1990 do chủ nghĩa quốc gia Trung Quốc phai nhạt, và ý thức về tính chủ thể của Đài Loan tăng lên[50], xã hội dân gian bắt đầu dùng "Đài Loan" làm tên thường gọi[50][51].

Chịu ảnh hưởng từ chủ trương "một Trung Quốc" của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa[52], Trung Hoa Dân Quốc khi tham dự hoạt động hoặc tổ chức quốc tế phải sử dụng các cách xưng hô khác nhau[47][53]; như "Trung Hoa Đài Bắc" trong Thế vận hội từ năm 1984 trở đi và trong vị trí quan sát viên Tổ chức Y tế Thế giới[54][55], hay "khu vực thuế quan cá biệt Đài Bành Kim Mã" trong Tổ chức Thương mại Thế giới[56]. Do có chủ trương chủ quyền với "toàn Trung Quốc", nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhìn nhận khu vực Đài Loan thuộc lãnh thổ thống trị của mình, trong tin tức gọi là "Đài Loan Trung Quốc", "nhà đương cục Đài Loan" hay "khu vực Đài Loan"[57][58] Chính phủ Trần Thủy Biển trong hoàn cảnh ngoại giao đổi sang tự xưng "Đài Loan", trực tiếp gọi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là "Trung Quốc". Chính phủ Mã Anh Cửu chuyển sang đồng thời sử dụng gọi tắt "Hoa" lẫn "Đài"[59], dựa theo hiến pháp để gọi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là "Đại lục"[60].Chính phủ của Tổng thống Thái Anh Văn và Thủ tướng Lại Thanh Đức luôn tuyên bố 2 bờ là 2 quốc gia riêng:Đài Loan với Trung Quốc,đồng thời là cự tuyệt thống nhất.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đài_Loan http://120.126.122.251/ntpu_dep/user_file/001596.p... http://140.115.123.30/gis/globalc/CHAP0607.htm http://www.taiwanholidays.com.au/taiwan-markets-op... http://tlweb.latrobe.edu.au/humanities/screeningth... http://www.dfat.gov.au/geo/taiwan/taiwan_brief.htm... http://http-server.carleton.ca/~bgordon/Rice/paper... http://orientaldaily.on.cc/cnt/news/20130603/00176... http://www.seismo.ethz.ch/static/gshap/eastasia/ http://niis.cass.cn/upload/2012/12/d20121201092029... http://cpc.people.com.cn/GB/69112/75843/75874/7599...